Dùng mảnh ghép in 3D để thay thế xương chày cho bệnh nhân ung thư

Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) vừa thực hiện phương pháp dùng mảnh ghép in 3D hợp kim titanium dạng tổ ong để thay thế đoạn xương cho người bị ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) vừa thực hiện phương pháp dùng mảnh ghép in 3D hợp kim titanium dạng tổ ong để thay thế đoạn xương cho người bị ung thư.

Video: Dùng mảnh ghép in 3D để thay thế xương chày cho bệnh nhân ung thư.

Ngày 5.1, các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, lần đầu tiên sử dụng mảnh ghép in 3D hợp kim titanium (titan) dạng tổ ong thay một đoạn xương chày cho bệnh nhân bị ung thư xương.Cụ thể, vào tháng 3.2019, bệnh nhân H.V.K. (33 tuổi, quê Quảng Ngãi) đến BV khám vì khối u đầu trên xương chày trái to dần, gây hạn chế vận động khớp gối.Bệnh nhân được xác định ung thư xương và cho hóa trị 6 đợt đến tháng 7.2019. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được phẫu thuật cắt rộng bướu, để lại chiều dài khuyết hổng đầu trên xương chày 11 cm. Do đó, các bác sĩ đã đặt spacer ximăng kháng sinh và đặt khung cố định ngoài qua gối tạm thời cho bệnh nhân trong khi chờ đợi ghép xương theo phương pháp mới.Để thực hiện phương pháp mới, bác sĩ của Khoa Chấn thương chỉnh hình đã trao đổi với đơn vị hợp tác là Viện Nghiên cứu CSIRO (Úc), tiến hành thiết kế xương thay thế phù hợp với bệnh nhân (bác sĩ Việt Nam thiết kế bản in 3D, 80% dưới sự hỗ trợ từ Úc).Sau đó phía Úc đúc mảnh ghép in 3D hợp kim titanium dạng tổ ong gửi Bệnh viện Chợ Rẫy để ghép vào chân bệnh nhân thay thế đoạn xương chày có khối u bị cắt bỏ.Mảnh ghép chỉ nặng 128 gr và chịu lực biến dạng đàn hồi đến 4,2 tấn và biến dạng hoàn toàn dưới tác động lực 5,7 tấn. Do bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên được tài trợ hoàn toàn chi phí mảnh ghép là 2.500 AUD (đôla Úc).

Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân đang dần ổn định. Ảnh: Chân Phúc

Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn dùng nạng hỗ trợ nhưng dự kiến có thể đi lại bình thường, tuy nhiên do khớp gối cũng bị cắt nên bệnh nhân sẽ không phục hồi vận động được khớp gối.Theo các bác sĩ, trước đây, bệnh nhân ung thư xương chày như bệnh nhân trên thì sẽ lấy một phần xương đùi chuyển xuống, nhưng như vậy trục xương chân thay đổi ảnh hưởng sự đi lại của bệnh nhân.Ngoài ra, vết mổ lấy xương sẽ lớn, gây chảy máu nhiều, khó cầm và nguy cơ nhiễm trùng cao. Nếu đặt mảnh ghép vào nếu cấu xạ trị, hóa trị tiếp thì sẽ ảnh hưởng đến việc hồi phục của mảnh ghép.Còn với mảnh ghép in 3D hợp kim titanium dạng tổ ong thì không sợ hóa trị, xạ trị. Mặt khác, dạng tổ ong nhẹ nhưng cứng, bền và tốt. Dạng tổ ong sẽ giúp tế bào xương đi vào sinh sôi và tổ ong trở thành phần cơ thể của bệnh nhân, đồng hóa mảnh ghép với cơ thể. Nếu dùng mảnh ghép đặc thì sẽ mang tính chất cơ học là chính.Cũng theo bác sĩ, sau ca này, Bệnh viện Chợ Rẫy hướng đến ký kết hợp tác lâu dài với Viện Nghiên cứu CSIRO (Úc).

CHÂN PHÚC - ANH NHÀN